logo_chuan.200
ĐẶT HÀNG NHANH
Chat cùng shop
BẢO HÀNH TẬN NƠI
Hỗ trợ trọn đời

Từ việc Samsung không tìm được ốc vít ở Việt Nam tới bức tranh toàn cảnh cho công nghiệp hỗ trợ

Thời sự 14/01/2010 11:10

 
(Tổ Quốc) - Từ câu chuyện không tìm được nhà cung cấp ốc vít cho Samsung tại Việt Nam nhiều năm trước, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt hiện đã "máu" đầu tư cho lĩnh vực này hơn. Ngành Công Thương cũng đang có những đề xuất mạnh mẽ cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ Việt?

Vài năm trước, câu chuyện không một công ty nội địa nào có thể cung cấp một con ốc cho Samsung từng dậy sóng dư luận về sự yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty Việt Nam trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại thời điểm đó không thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Samsung dù chỉ là một linh kiện đơn giản nhất và phải chấp nhận thất bại ngay trên sân nhà.

Điều này trở thành nỗi trăn trở và bức xúc của ngành công nghiệp Việt Nam.

Nhớ lại những ngày đó, ông Châu Bá Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên, TP HCM chia sẻ, công ty của ông được ra đời với quyết tâm trở thành doanh nghiệp đầu ngành cũng như một thương hiệu đáng tin cậy trong khu vực.

Từ việc Samsung không tìm được ốc vít ở Việt Nam tới bức tranh toàn cảnh cho công nghiệp hỗ trợ  - Ảnh 1.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi phải "máu" đầu tư. Ảnh minh họa: Báo Lao Động

Được thành lập từ năm 2015, tới nay, Minh Nguyên đã có thể sản xuất nhiều triệu linh kiện với các sản phẩm gia dụng, kỹ thuật số, chế tạo khuôn mẫu, phụ tùng xe hơi, sản phẩm tủ lạnh, máy hút bụi, máy giặt, ti vi cho Samsung… với 340 công nhân và 75.000 m2 nhà xưởng và trở thành nhà cung ứng cấp 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một hội nghị mới đây về công nghiệp hỗ trợ nhắc lại mục tiêu: đến năm 2020, Việt Nam có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ những mục tiêu trên, quay trở lại với mô hình Minh Nguyên, ông Châu Bá Long cho rằng, một trong những nguyên nhân thành công của doanh nghiệp này là nhấn mạnh yếu tố nguồn nhân lực. Minh Nguyên trong những năm qua đã "mạnh tay" cũng như tài chính tuyển dụng các ứng viên trình độ cao và nhân lực quốc tế kinh nghiệm lâu năm tại các tập đoàn đa quốc gia nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững và toàn diện.

"Công nhân được đào tạo nghiệp vụ bài bản và thường xuyên, đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe về chuyên môn thao tác trang thiết bị kỹ thuật cao cũng như xử lý tình huống. Chúng tôi tạo mọi điều kiện phát triển năng lực cá nhân trong một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp và thường xuyên tham gia tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ, học hỏi những kỹ thuật mới"- ông Châu Bá Long nói.

Theo bà Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, một trong những vấn đề của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam là quen với cách thức của Nhật Bản, trong khi giờ đây cả thế giới mua bán kiểu khác. Ở Việt Nam, cứ phải hứa, phải cam kết tiêu thụ thì mới đầu tư.

"Khi Samsung đầu tư thì chỉ có một vài doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro, đạt yêu cầu thì mỗi năm tiêu thụ bằng này, bằng này, kể cả không bán được cho Samsung Việt Nam thì cũng bán được cho Samsung toàn cầu. Nhưng không phải ai làm được. Minh Nguyên làm được, dám đầu tư"- Bà Trương Thị Chí Bình cho biết.

Bà Bình cho biết thêm, Minh Nguyên là công ty thiện chí đầu tư và quyết tâm theo đuổi, vì Samsung rất cởi mở. Hiện Việt Nam đã có một vài nhà cung cấp cấp 1 cho Samsung và đặc điểm chung của các doanh nghiệp này đều là "máu" đầu tư.

Hình ảnh có liên quan

Phải hình thành những trung tâm nghiên cứu, phát triển cho công nghiệp hỗ trợ tại ba miền

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, ngoài nguồn vốn hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ theo những chính sách cụ thể thì trong thời gian tới, Bộ xác định một số ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên cần tăng cường phát triển và phát triển đột biến của công nghiệp hỗ trợ để mang lại những động lực thúc đẩy sự phát triển chung của ngành công nghiệp. Một số lĩnh vực có thể được liệt kê ra như công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt may, da giày, ngành năng lượng...

"Đây đều là những ngành Việt Nam có tiềm năng, lợi thế và có những dung lượng thị trường. Tái cơ cấu lại các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp hỗ trợ thì tái cơ cấu sẽ cho phép chúng ta tập trung vào những doanh nghiệp có hiệu quả bằng các điều kiện, cơ hội tiếp cận với công nghệ, đổi mới công nghệ cũng như tiếp cận thị trường bằng các chính sách về tín dụng, đào tạo... Tất cả những giải pháp đó thuộc khu vực của Chính phủ và Nhà nước phải tổ chức thực hiện. Đó là những yếu tố mà yêu cầu rất cần thiết"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chia sẻ tại hội nghị về công nghiệp hỗ trợ cuối năm 2018.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng, có điều kiện tiếp cận là phải hình thành những trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cho công nghiệp hỗ trợ, trước mắt là tại 3 trung tâm kinh tế lớn khu vực miền Bắc, Trung, Nam.

"Những khu vực này, trung tâm này không chỉ tập trung vào giới thiệu công nghệ và hỗ trợ điều kiện tiếp cận công nghệ thông qua hợp tác quốc tế và chính sách của Chính phủ nói chung mà còn hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển để từ đó những trung tâm này sẽ đóng góp cả vào phát triển về giá trị gia tăng"- Ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, theo bà Trương Thị Chí Bình, để theo đuổi cuộc chơi này cần chiến lược dài hạn chứ không phải cứ làm rồi tính. Dẫm chân làm mãi xe máy thì đến bước không thể làm được nữa. Doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, rồi mới nghĩ chuyện mở mang thị trường.

"Chúng tôi ba năm liền đưa doanh nghiệp đi châu Âu, Nhật đều có đơn hàng. Với doanh nghiệp nhỏ đi sau thì phải chấp nhận không thể làm những thứ to tát, mà phải làm tinh, làm tốt. Doanh nghiệp mà làm tốt thì không hết việc"- Bà Trương Thị Chí Bình chia sẻ./.

 
KHUYẾN MÃI: GIAO HÀNG TẬN NƠI TOÀN QUỐC CHO ĐƠN HÀNG TỪ 10TR TRỞ LÊN
XEM NGAY THÔI!
2222222222
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP ĐÀI NAM
  •  1177D Tỉnh Lộ 43, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức, TPHCM, VN.
  •   Email: dungdinco@gmail.com
  •   Điện Thoại : 0917.494.767
     
THÔNG TIN TÀI KHOẢN
  • Chủ TK : Công ty TNHH Công Nghiệp Đài Nam
  • Số TK : 122462189
  • Ngân hàng Á Châu ACB (CN Thủ Đức)       
     
partner_viettelpost

logo_chuan.200© DIN Co.Ltd. 2020. All Rights Reserved